Đề thi HK1 môn Lịch sử 10 CTST năm 2022-2023 Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ


  • Câu 1:

    Hai phương pháp cơ bản trong nghiên cứu lịch sử là 

    • A.
      phương pháp lịch sử và phương pháp logic.

    • B.
      phương pháp lịch đại và phương pháp đồng đại. 

    • C.
      phương pháp điền dã và phương pháp phỏng vấn.

    • D.
      phương pháp logic và phương pháp đồng đại. 

  • Câu 2:

    Nội dung nào sau đây phản ánh điểm giống nhau giữa phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong nghiên cứu lịch sử? 

    • A.
      Là phương pháp nghiên cứu các sự vật, hiện tượng. 

    • B.
      Chú trọng đến các giai đoạn phát triển lịch sử cụ thể. 

    • C.
      Chỉ vạch ra khuynh hướng vận động của lịch sử. 

    • D.
      Nhằm mục đích vạch ra bản chất của sự kiện, hiện tượng. 

  •  

  • Câu 3:

    Lịch sử là gì? 

    • A.
      Là khoa học dự đoán về tương lai.

    • B.
      Là những gì đang diễn ra ở hiện tại. 

    • C.
      Là những gì đã diễn ra trong quá khứ. 

    • D.
      Là những gì sẽ diễn ra trong tương lai. 

  • Câu 4:

    Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về hiện thực lịch sử? 

    • A.
      Luôn thay đổi và phát triển không ngừng theo thời gian. 

    • B.
      Tồn tại khách quan, độc lập, ngoài ý muốn của con người. 

    • C.
      Vừa mang tính khách quan, vừa mang ý muốn chủ quan. 

    • D.
      Phản ánh những nhận thức của con người về quá khứ. 

  • Câu 5:

    Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành khái nhiệm sau:  “…… là những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, hình thành qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm”. 

  • Câu 6:

    Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của tri thức lịch sử?

    • A.
      Làm cho cuộc sống của con người biến đổi không ngừng.

    • B.
      Là cơ sở để con người dự đoán về tương lai xã hội loài người.

    • C.
      Giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân.

    • D.
      Giúp con người thay đổi hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. 

  • Câu 7:

    Tri thức lịch sử được hình thành qua những quá trình nào sau đây? 

    • A.
      Học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm về lịch sử.

    • B.
      Khám phá, nghiên cứu, trải nghiệm và sáng tạo lịch sử. 

    • C.
      Nghiên cứu, phục dựng và sáng tạo các sự kiện lịch sử. 

    • D.
      Phân tích, đánh giá về hiện tại, tương lai của loài người. 

  • Câu 8:

    Nội dung nào sau đây là một trong những ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với con người?

    • A.
      Giúp con người dự báo chính xác tương lai của loài người.

    • B.
      Để lại cho đời sau những bài học kinh nghiệm quý giá. 

    • C.
      Giúp con người hiểu rõ quy luật sinh – diệt của Trái Đất. 

    • D.
      Là cơ sở để con người thay đổi quá khứ của loài người. 

  • Câu 9:

    Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ? 

    • A.
      Là thước đo giá trị của mọi phát minh khoa học – công nghệ. 

    • B.
      Phục dựng lịch sử phát triển của các ngành khoa học và công nghệ. 

    • C.
      Là nền tảng dẫn tới mọi phát minh khoa học và công nghệ hiện đại. 

    • D.
      Cung cấp mọi kiến thức chuyên sâu của các ngành khoa học. 

  • Câu 10:

    Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học? 

    • A.
      Là nơi lưu giữ những tri thức lịch sử của xã hội loài người. 

    • B.
      Là nguồn sử liệu đáng tin cậy nhất trong nghiên cứu lịch sử. 

    • C.
      Giúp nhà sử học sáng tạo trong quá trình nghiên cứu về quá khứ. 

    • D.
      Cung cấp phương pháp tiếp cận mang tính liên ngành cho Sử học. 

  • Câu 11:

    Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân chứng tỏ Sử học là môn khoa học liên ngành? 

    • A.
      Sử học có đối tượng nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều ngành khoa học khác nhau.

    • B.
      Sử học do con người sáng tạo ra trên cơ sở nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng của quá khứ. 

    • C.
      Sử học là ngành khoa học xã hội, gắn liền với đời sống hiện tại và tương lai của con người. 

    • D.
      Sử học là ngành khoa học tự nhiên, gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người. 

  • Câu 12:

    Khi nghiên cứu lịch sử, nhà sử học cần phải khai thác tri thức của các ngành khoa học liên quan vì 

    • A.
      Sử học là ngành bổ trợ cho các ngành khoa học. 

    • B.
      Sử học là môn khoa học mang tính liên ngành.

    • C.
      Sử học phụ thuộc hoàn toàn vào các ngành khoa học. 

    • D.
      tri thức lịch sử bắt nguồn từ tri thức của các ngành khác. 

  • Câu 13:

    Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa? 

    • A.
      Cung cấp ý tưởng cho một số ngành công nghiệp văn hóa. 

    • B.
      Quảng bá rộng rãi thành tựu của các ngành công nghiệp văn hóa. 

    • C.
      Cung cấp chất liệu cốt lõi cho một số ngành công nghiệp văn hóa. 

    • D.
      Thúc đẩy sáng tạo những sản phẩm có giá trị của công nghiệp văn hóa. 

  • Câu 14:

    Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học? 

    • A.
      Đề xuất chiến lược phát triển cho ngành Sử học.

    • B.
      Giúp Sử học khôi phục quá khứ một cách đầy đủ. 

    • C.
      Cung cấp tư liệu quý giá cho nghiên cứu lịch sử. 

    • D.
      Góp phần thúc đẩy Sử học nghiên cứu các di sản. 

  • Câu 15:

    Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa? 

    • A.
      Sử học tái hiện đầy đủ mọi giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên. 

    • B.
      Các phương pháp nghiên cứu Sử học luôn phục dựng lại nguyên vẹn di sản. 

    • C.
      Sử học giúp giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên luôn bền vững. 

    • D.
      Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các di sản văn hóa. 

  • Câu 16:

    Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là hoạt động 

    • A.
      lưu giữ, bảo vệ và lan tỏa giá trị những di sản của thời trước để lại. 

    • B.
      giao lưu, kết nối văn hóa dân tộc với các nền văn hóa trên thế giới. 

    • C.
      tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu nền văn hóa dân tộc. 

    • D.
      kết nối giữa nền văn hóa truyền thống với nền văn hóa hiện đại. 

  • Câu 17:

    Nền văn minh cổ đại nào sau đây ra đời sớm nhất?

    • A.
      Văn minh Lưỡng Hà cổ đại. 

    • B.
      Văn minh Hy Lạp cổ đại.

    • C.
      Văn minh Ai Cập cổ đại. 

    • D.
      Văn minh Ấn Độ cổ đại. 

  • Câu 18:

    Những nền văn minh đầu tiên trên thế giới được hình thành ở những khu vực nào? 

    • A.
      Đông Nam Á và châu Âu. 

    • B.
      Đông Á và Đông Bắc châu Âu. 

    • C.
      Tây Âu và Đông Bắc châu Á. 

    • D.
      Đông Bắc châu Phi và Tây Á. 

  • Câu 19:

    Văn minh Phục hưng là nền văn minh tiêu biểu trong thời kì trung đại của khu vực nào? 

    • A.
      Tây Âu.

    • B.
      Đông Á. 

    • C.
      Bắc Phi. 

    • D.
      Nam Âu. 

  • Câu 20:

    Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện khái niệm sau:  “…… là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử.” 

    • A.
      Văn vật.

    • B.
      Văn hiến. 

    • C.
      Văn hóa. 

    • D.
      Văn minh. 

  • Câu 21:

    Một tục lệ nổi tiếng trong quá trình chôn cất người chết của người Ai Cập cổ đại là 

    • A.
      tục ướp xác.

    • B.
      tục hỏa táng.

    • C.
      tục mộc táng. 

    • D.
      tục thủy táng. 

  • Câu 22:

    Ai Cập cổ đại được hình thành trên lưu vực con sông nào? 

    • A.
      Sông Ấn.

    • B.
      Sông Hằng. 

    • C.
      Sông Ti-grơ. 

    • D.
      Sông Nin. 

  • Câu 23:

    Ai Cập cổ đại được hình thành ở khu vực nào? 

  • Câu 24:

    Cư dân chủ yếu của Ai Cập cổ đại là 

    • A.
      các bộ lạc Su-mét.

    • B.
      các bộ lạc Li-bi. 

    • C.
      các bộ tộc Ha-mít. 

    • D.
      các bộ tộc A-rập. 

  • Câu 25:

    Công trình kiến trúc phòng thủ nào sau đây được xây dựng bởi nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc? 

    • A.
      Lăng Ly Sơn. 

    • B.
      Vạn Lý Trường Thành. 

    • C.
      Lăng mộ Tần Thủy Hoàng. 

    • D.
      Quảng trường Thiên An Môn. 

  • Câu 26:

    Bộ thơ ca ra đời sớm nhất ở Trung Quốc là 

    • A.
      Kinh Thi. 

    • B.
      Sử ký. 

    • C.
      Kinh Lễ. 

    • D.
      Kinh Xuân Thu. 

  • Câu 27:

    Người sáng lập học phái Nho gia là 

    • A.
      Mạnh Tử.

    • B.
      Tuân Tử. 

    • C.
      Lão Tử. 

    • D.
      Khổng Tử.

  • Câu 28:

    Tôn giáo nào sau đây có nguồn gốc từ Trung Quốc? 

    • A.
      Phật giáo. 

    • B.
      Hồi giáo. 

    • C.
      Đạo giáo. 

    • D.
      Hin-đu giáo. 

  • Câu 29:

    Người sáng lập đạo Phật là 

  • Câu 30:

    Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về Hin-đu giáo? 

    • A.
      Chỉ thờ thần Si-va và thần Vis-nu. 

    • B.
      Chỉ thờ ba thần Bra-ma, Si-va và Vis-nu. 

    • C.
      Chủ yếu thờ ba thần Bra-ma, Vis-nu và Si-va. 

    • D.
      Chỉ thờ bốn thần Bra-ma, Si-va, Vis-nu và Inđra. 

  • Câu 31:

    Văn minh Ấn Độ cổ – trung đại gắn liền với những dòng sông nào? 

    • A.
      Sông Ấn và sông Hằng.

    • B.
      Sông Nin và sông Ấn. 

    • C.
      Hoàng Hà và Trường Giang. 

    • D.
      Sông Ti-grơ và sông Ơ-phơ-rát. 

  • Câu 32:

    Dân cư chủ yếu ở phía Nam Ấn Độ thời kì cổ đại là 

  • Câu 33:

    Hai bộ sử thi nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại có tên là 

    • A.
      I-li-át và Ô-đi-xê.

    • B.
      Rô-mê-ô và Ju-li-ét. 

    • C.
      Ka-li-đa-sa và Sơ-kun-tơ-la. 

    • D.
      Ma-ha-bra-ha-ta và Ra-ma-ya-na. 

  • Câu 34:

    Hy Lạp và La Mã cổ đại thuộc khu vực nào sau đây? 

  • Câu 35:

    Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển thủ công nghiệp ở Hy Lạp và La Mã cổ đại là 

    • A.
      có nhiều cảng biển. 

    • B.
      giàu có khoáng sản. 

    • C.
      nhiều đồng cỏ lớn. 

    • D.
      đất đai màu mỡ. 

  • Câu 36:

    Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm dân cư của Hy Lạp và La Mã thời cổ đại? 

    • A.
      Chủ yếu là người La-tinh.

    • B.
      Đa dạng về tộc người.

    • C.
      Chủ yếu là người Hê-len. 

    • D.
      Chỉ có một tộc người duy nhất. 

  • Câu 37:

    Một trong những học giả tiêu biểu của triết học duy vật thời kì Phục hưng ở Tây Âu là 

  • Câu 38:

    Một trong những nội dung tư tưởng của phong trào Văn hóa Phục hưng ở Tây Âu thời trung đại là 

    • A.
      đề cao Cơ Đốc giáo và Giáo hoàng. 

    • B.
      đề cao con người và quyền tự do cá nhân. 

    • C.
      ủng hộ sự tồn tại của chế độ phong kiến. 

    • D.
      ủng hộ triết học kinh việc của Giáo hội. 

  • Câu 39:

    Một trong những ý nghĩa quan trọng của phong trào Văn hóa Phục hưng là 

    • A.
      đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. 

    • B.
      mở đường cho văn minh Tây Âu phát triển. 

    • C.
      củng cố quyền lực của Giáo hội Cơ Đốc giáo. 

    • D.
      đưa giai cấp tư sản Tây Âu lên nắm chính quyền. 

  • Câu 40:

    Phong trào Văn hóa Phục hưng ở Tây Âu thời trung đại ra đời trong bối cảnh nào sau đây? 

    • A.
      Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở các nước Tây Âu. 

    • B.
      Hin-đu giáo lũng đoạn nền văn hóa, tư tưởng ở các nước Tây Âu. 

    • C.
      Những thành tựu văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại được đề cao. 

    • D.
      Giai cấp tư sản đã nắm chính quyền ở hầu hết các nước châu Âu. 



  • Source link edu en vn

    Leave a Comment

    Your email address will not be published. Required fields are marked *